Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những giá trị cốt lõi có ảnh hưởng quyết định tới năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.

Trước đó, chúng ta đã từng trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn khác. Ở mỗi giai đoạn, văn hóa doanh nghiệp đều chuyển mình và được định nghĩa qua nhiều khái nhiệm khác nhau, nhưng đều có điểm chung là góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Dưới đây là 4 quan điểm về sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau.

Văn hóa 1.0 – Xác định văn hóa doanh nghiệp:
Khái niệm chính thức về văn hóa doanh nghiệp bắt đầu vào năm 1951 với những nghiên cứu học thuật ban đầu về Elliott Jacques trong các công ty sản xuất. Phần giới thiệu này đề cập đến văn hóa của một tổ chức có thể tác động đến hiệu suất làm việc của tổ chức đó.
Để xác định rõ hơn về khái niệm văn hóa doanh nghiệp, hai học giả từ Đại học Michigan, Robert Quinn và Kim Cameron đã phát triển một mô hình “4 góc phần tư”, được gọi là Công cụ đánh giá văn hóa tổ chức (OACI), ngày nay vẫn là một trong những công cụ thống trị đánh giá và mô tả văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa 2.0 – Liên kết văn hóa với hiệu suất:
Năm 1982, cuốn sách In Search of Excellence của Tom Peters và Bob Waterman được bán chạy nhất của New York Time, mở đầu cho khái niệm “Liên kết văn hóa với hiệu suất”. Cuốn sách mô tả làm thế nào để các công ty xuất sắc sử dụng tầm nhìn, giá trị và hành vi để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh vượt trội so với các đối thử cạnh tranh.
Giáo sư John Kotter tại Harvard đã bắt đầu nghiên cứu dữ liệu về mối liên kết giữa văn hóa doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Kết quả là, từ năm 1982 đến 2000, chúng ta đã chứng kiến ​​sự gia tăng về mặt hiệu suất của nhiều công ty khi chú trọng đổi mới văn hóa, môi trường làm việc cho nhân viên.

Văn hóa 3.0 – Sự tham gia của nhân viên và các biện pháp văn hóa khác:
Sự phát triển của công nghệ và số hóa đã tác động không ít đến cách tiếp cận và quản lý văn hóa doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng các công cụ khảo sát và đánh giá kỹ thuật số mới, doanh nghiệp có thể đo lường mức độ tham gia của nhân viên và hoặc sự tuân thủ của nhân viên. 

Nhờ tập trung cao vào sự gắn kết của nhân viên đã giúp Zappos.com tăng doanh thu từ 0 lên 1 tỷ đô la chỉ trong 10 năm đầu. Nhiều công ty khởi nghiệp dựa trên công nghệ khác như Google và Amazon đã đặt ra nguyên tắc xây dựng văn hóa mạnh mẽ về sự gắn kết của nhân viên như một cách để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu suất. 

Những quan điểm mới về văn hóa, đo lường sự tham gia của nhân viên thông qua công nghệ đã giúp các công ty bắt đầu coi trọng văn hóa doanh nghiệp hơn.

Văn hóa 4.0 – Văn hóa doanh nghiệp như một hệ thống kinh doanh:
Thời đại kỹ thuật số buộc doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều hơn, đồng thời cung cấp cho họ những phương tiện tốt hơn để liên tục tăng lượng thông tin cho khách hàng. Các doanh nghiệp hiểu được người tiêu dùng một cách tốt nhất như Amazon, Apple đã nhanh chóng đáp ứng các mong đợi từ phía khách hàng để tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ một cách liền mạch, dễ dàng cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết.

Doanh nghiệp có văn hóa tập trung vào khách hàng là yêu cầu sống còn trong thời đại 4.0. Khi tiếp cận khách hàng gần gũi hơn sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi nhanh.

Theo LinkedIn.com